Mới nhất
Đang tải...
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-thuat-cau-ca. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky-thuat-cau-ca. Hiển thị tất cả bài đăng

Bật mí kỹ thuật câu dành cho câu lăng xê

Với bộ lưỡi câu to và cồng kềnh như bộ lưỡi câu của câu lăng xê (lancer), thì ắt hẳn khá nhiều cần thủ sẽ nghĩ rằng câu lăng xê thật sự là khó? Tuy nhiên, câu trả lời là không. Câu lăng xê không khó đâu. Thông thường chúng ta sẽ có 2 kỹ thuật câu dành cho câu lăng xê, là kỹ thuật câu chìm và kỹ thuật câu nổi.

Bật mí kỹ thuật câu dành cho câu lăng xê

Kỹ thuật câu chìm

Ảnh dưới đây là một cách ráp đường câu căn bản cho câu lăng xê với kỹ thuật câu chìm:

Kỹ thuật câu chìm

Các bạn có thể lắp đường câu như ảnh trên. Sau khi chuẩn bị xong xuôi đường câu rồi thì có thể câu được rồi. Lúc ném mồi xuống nước thì cần chú ý là đường có gạt má phanh nhé, thả ra để lúc cá cắn câu sẽ kéo đường câu đi, và lúc đó máy câu kêu lên và xổ dây ra thì mới biết là cá đớp mồi, chứ khóa máy câu lại là nó kéo cả cần câu xuống nước là câu không được còn mất thêm nữa.

Ngoài ra để nhận biết cá cắn câu thì có thể nhận biết đằng cách kẹp mồi vào cước, vón 1 cục mồi nhỏ bằng đầu ngón tay rồi kẹp vào đầu dây cước ở gần phần đọt cần cách đọt khoảng 0.4-0.5m, để khi nào cá cắn câu thì cục mồi vón sẽ rung lên.

Câu lăng xê chìm khá là sướng và ung dung, chỉ cần chuẩn bị một ít cần câu để câu lăng xê, ra đến nơi là ném mồi xuống, đặt cần câu đó và đi quanh ngắm rừng núi, hay làm tách trà thưởng lãm thiên nhiên. Còn vui nữa thì làm cái bếp, lên cá thì nướng mà nhâm nhi với rượu, bia. Tuyệt cú mèo! (y)

Kỹ thuật câu nổi

Ảnh dưới là đường câu cho kỹ thuật câu nổi lăng xê:

Kỹ thuật câu nổi

Đây là kiểu câu thích hợp nhất để câu cá mè và các loài cá da trơn tại các hồ câu dịch vụ. Cách câu này sẽ nhắm vào các loài cá ăn mồi ở mặt nước là tốt nhất, khoảng từ 50-100cm tính từ mặt nước.
Tuy nhiên, chúng ta đang dùng phao chạy, nên khi câu thì cái phao không đứng yên 1 chổ được. Lúc này thì để giải quyết vấn đề chúng ta sẽ sử dụng một cục chì vòng để thay cho cục chì bình thường. Lúc ném ra thì cục chì vòng sẽ chìm xuống dưới mặt đáy của khu vực câu, và chì sẽ kéo cái phao cho nó đứng yên một chổ.

Kỹ thuật câu nổi

Nhưng để câu được kỹ thuật này thì buộc cần thủ phải quan sát phao liên tục, chứ không thì lại hết mồi mà cũng chẳng thấy cái đâu.

Chuẩn bị đồ nghề cho câu lăng xê (lancer)

Mỗi kiểu câu cá nên có những món đồ nghệ (trang bị) đi cùng tương ứng với kiểu câu để đạt hiệu quả tốt nhất, và câu lancer (hay còn gọi là câu lăng xê) cũng vậy. Đồ nghề đi câu cho kiểu câu này vẫn có những yếu tố cơ bản như những kiểu câu khác, nhưng nó lại khác về dụng cụ thích hợp. Cùng tìm hiểu về những đồ nghề cần thiết xem nhé:

Chuẩn bị đồ nghề cho câu lăng xê (lancer)

1. Cần câu cá dùng cho câu lăng xê

Theo kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều cần thủ kỳ cựu, thì với phương pháp câu lăng xê thì cần câu tốt nhất để dùng là loại cần trolling sử dụng máy câu đứng spinning. Bởi mồi câu lăng xê là một loại mồi câu khá nặng, vì thế, để ném câu tốt và đạt được như ý thì cần trolling là lựa chọn tốt nhất bởi độ cứng của nó. Có một số thông số như sau:
  • Chiều dài từ 1m7 đến 2m5
  • Action: Fast
  • Power: Medium hoặc Medium Heavy
Cần câu được chọn nên là loại cần câu có khả năng chịu được loại mồi nặng khoảng từ 50gr đến 100gr.

2. Máy câu

Như đã nói ở trên về phần máy câu, chúng ta sẽ sử dụng cần trolling sử dụng máy câu Spinning, nên vì thế, máy câu thích hợp chính là máy câu đứng Spinning. Nhưng nếu bạn đã sử dụng tốt và quen, thì máy câu ngang cũng là một lựa chọn tốt.

Thực sự thì dùng máy nào cũng được, bởi tùy vào thói quen của mồi cần thủ và cách xem xét liệu máy câu này có đáp ứng được nhu cầu kéo những con cá to hay không thôi, nên đừng quan trọng hóa. Với những cần thủ mới hoặc chưa rành sử dụng máy ngang, thì máy câu đứng là tốt nhất.

3. Bộ lưỡi câu lăng xê.

Các cần thủ kinh nghiệm sẽ chia bộ lưỡi câu lăng xe thành 2 loại: Đó là loại dùng để câu hồ và loại dùng để câu tự nhiên:
Chuẩn bị đồ nghề cho câu lăng xê (lancer)
  • Bộ lưỡi câu hồ: Bộ lưỡi câu hồ chỉ có 1 điểm đặc biệt duy nhất, đó là nhiều lưỡi câu, có khoảng từ 3-5 lưỡi trong 1 bộ, chính nhờ thế mà khả năng dính cá của bộ lưỡi câu  này sẽ cao hơn. Tuy nhiên, nó lại có điểm yếu là khó câu tại những khu vực có nhiều rong rêu, thủy sinh, bởi dễ bị vướng hơn.
Chuẩn bị đồ nghề cho câu lăng xê (lancer)
  • Bộ lưỡi câu tự nhiên: Chỉ có một lưỡi câu và bộ lưỡi câu này sẽ sử dụng một chiếc lò xo có khả năng co giãn được, bởi như thế sẽ giảm tỉ lệ bị vướng mắc khi câu. Và để có bộ lưỡi câu này thì cần thủ thường phải tự chế bằng một cái kìm và một sợi dây thép, chứ ở tiệm không có bán.  Tuy nhiên, chỉ là để hạn chế khả năng bị mắc khi câu thôi, chứ không hẳn là không mắc. Chính vì thế, khi đi câu nên chuẩn bị cho mình hơn chục cái lò xo như vậy nhé.

8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 2)

4. Kích cỡ của cục bả

Kích cỡ của cục bả mồi có thể tùy thuộc vào cách bạn đưa mồi đến nơi mong muốn. Một cục bả mồi có thể cho tỏ như quả câu hay có thể to như trái bưởi cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, cục bả mồi chỉ nên ở một kích thước vừa phải sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 2)

Nếu ném mồi bằng tay thì cục mồi bả nên có kích thước bằng 2 bàn tay là hợp lý, với kích thước này, thì khi ném mồi bằng tay thì bạn có thể đạt đến khoảng cách khoảng 10m. Còn nếu trong trường hợp đưa mồi đi xa hơn bằng cách sử dụng ná thun, thì kích thước của mồi bả phải bé hơn, kích thước tốt nhất là nên tương đương với kích thước của túi đựng mồi bả của ná.

Đó là đối với các viên mồi bả to ban đầu để tạo ổ, còn đối với các viên mồi nhắc dùng để ném đều đặn trong buổi câu để giữ chân đàn cá, thì kích cỡ tốt nhất là khoảng trái chanh thôi. Chỉ cần nén lại từng cục bằng tay không cầm cần và ném đi.

5. Nắn mồi

Nói chung về kích thước các cục mồi bả thì gần như các cần thủ sẽ không khác nhau, nhưng ở độ chắc của các cục mồi bả thì với mỗi cần thủ sẽ khác nhau. Thông thường để câu ở các dòng sông có nước chảy, thì các cần thủ sẽ sử dụng mồi bả trộn với đất sét. Tuy nhiên, lý thuyết là thế, nhưng các cần thủ lại làm khác nhau, có những cần thủ khi làm mồi bả đã không siết chặt để tạo ra những cục mồi bả cứng chắc, lúc này khi thả xuống đáy sông thì lập tức chúng rã ra, công cốc!
Chính vì thế, cần phải nắn mồi bả thật kỹ trước khi câu, để đảm bảo độ bền chắc và khả năng rã chậm của nó khi xuống các vùng nước chảy.

Còn với những vũng nước tĩnh, thì khi nắn mồi bả sẽ không cần phải dùng để đất sét đâu, và khi nắn cũng không cần phải quá chặt, mà chỉ cần nắn vừa phải để khi thả mồi xuống thì sẽ không bọ vỡ tung ra trên mặt nước.

6. Vụn bột

Sớm giờ chỉ chú tâm đến tỷ trọng hay độ kết dính cũng như kích cỡ của cục mồi bả… bây giờ là lúc nên chú ý nhiều hơn đến kích thước của hạt bột.

Nếu với mục đích câu các loài cá lớn như chép, trắm, chép tinca… thì bột không được xay ra quá mịn, nhưng tất nhiên cũng không thể sử dụng nguyên cả củ lang hay ổ bánh mì ngâm nước để câu. Các vụn bột trong mồi bả nên vừa phải với các loài cá, vừa đủ để chúng có thể hớp mồi , đừng quá to khiến cho chúng mau no mồi.

7. Màu sắc của mồi bả

Màu sắc của mồi bả tùy vào độ câu mà bạn câu. Ví dụ với hình thức câu đáy thì mồi bả có màu sáng không phải là một ưu điểm khi câu. Mà lúc này thì các loại màu tối như cá phê hay nâu sẽ đem lại kết quả câu tốt hơn là các màu sáng như trắng hay vàng nhạt. Bởi các đàn cá lớn sẽ cảm thấy an toàn với những màu sắc không quá tương phản với màu sắc đáy nước của chúng đang sống.

Ngược lại với hình thức câu đáy, thì hình thức câu lửng mêm sử dụng các loại mồi bả màu sáng hơn, như vàng hay cam chẳng hạn, những màu này sẽ kích thích chúng ăn nhiều hơn.

8. Đặc chủng

Hỗn hợp mồi bả không có hỗn hợp nào là hoàn hảo, bởi vào từng mùa hay tùy từng vùng nước thì cùng một loại cá nhưng chúng lại có những mồi ăn ưa thích khác nhau. Chính vì thế, chọn mồi bả phải phù hợp với loại thức ăn ưa thích tùy vào thời điểm của chúng.

Vì thế, nếu lựa chọn một loại hỗn hợp mồi câu nào đó để câu, thì gần như hỗn hợp bả này chỉ có thể thua hút 1 giống cá mà thôi. Chúng không thể thuyết phục toàn bộ các loài cá khác ăn mồi bả.
Đọc lại: 8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 1)

8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá

Với một công thức mồi bả vô địch nào đó, bạn đã có cho mình một loại mồi bả câu cá cực thu hút các loài cá từ các loại hạt, bột từ ngũ cốc, bột vụn xay nát… Và bước tiếp theo đó là cách xả mồi bả thích ứng với mọi tình huống câu, nhưng để đạt hiệu quả tốt, có thể nói rằng để mồi bả dụ cá thành công hay không thì còn phải phụ thuộc vào chất lượng của mồi bả này nữa.

Và chính xác hơn, thì để thành công hơn nữa trong việc tập trung đàn cá đến điểm câu, thì công thức pha trộn mổi bả không chỉ đơn thuần như vậy, mà công thức pha trộn phải phụ thuộc vào địa hình câu và điểm câu, như sau: độ sâu, tốc độ dòng chảy, địa hình của nước, khoảng thời gian dự tính sẽ câu cá, loại cá muốn câu là gì… và nó còn phụ thuộc cả vào thời điểm câu trong năm nữa.

8 điều cần biết khi xả mồi bả

Ở bài viết này sẽ nói đến cách xả mồi bả khi câu sông, những lưu ý này sẽ giúp bạn xả mồi bả tốt hơn và chính xác hơn. Khi câu sông thông thường thì mồi bả sẽ được vo tròn thành 1 viên to khoảng quả quít hay quả cam… Độ to thế nào phần lớn tùy thuộc vào kích thước của bàn tay người tạo mồi. Chúng ta sẽ có 8 điều cần biết sau:

1. Tỷ trọng của mồi bả

Đây là lưu ý đầu tiên, ở những khu vực nước chảy, thì nước chảy càng mạnh và càng sâu thì mồi bả để xả phải càng nặng. Đây là điều bắt buộc nếu bạn không muốn mình phải di chuyển lên phía thượng dòng để xả mồi bả, và việc  xả như thế này cũng không thể kiểm soát được vị trí mồi bả ở đâu.

Vì vậy, việc cần phải làm là khi viên mồi bả, bạn nên trộn vào đó một ít cát sông hay đất sét để làm nặng cục mồi bả. Với những phụ liệu giúp tăng trọng nhanh cho cục mồi bả thế này, thì chẳng mấy chốc sau khi ném xuống chúng sẽ nằm gọn ở đáy nước nơi bạn thả câu.

Còn nếu câu ở những khu vực nước tĩnh thì việc trộn thêm một ít đất sét vào là để làm cho mỗi xả ít bị rã ra hơn, điều này làm cho những thứ có thể ăn với mồi bả sẽ giảm đi, lúc này cá sẽ chưa thể no mồi ngay lập tức được.

2. Khả năng kết dính

Là mồi bả, thì yêu cầu của nó là cần phải rã chậm khi vào nước. Vì thế, hỗn hợp mồi bả phải có 2 đặc tính: Nặng để giúp chìm nhanh và các thành phần của bột có thể kết dính với nhau để rã lâu hơn trong nước.

Nếu sử dụng các loại cát sông hay cát biển để làm phụ liệu giúp tăng trọng lượng của mồi bả, thì laoij có một chướng ngại xảy ra, đó là chúng sẽ nhanh chóng bị rã ra ngay sau khi xuống nước. Thậm chí, với phụ liệu là cát thì có thể mồi bả sẽ tan ngay sau khi tiếp xúc mặt nước, lúc này thì chức năng kết dính của nó sẽ không còn tác dụng.

Vì thế, khi câu ở những vùng nước chảy mạnh, để có một buổi câu thành công thì bạn chắc chắn phải tạo cho mình được một ổ mồi câu thật tốt với 2 yêu cầu cơ bản là kết dính và nặng, để có thể chiujd dựng những cú rỉa mồi của các loài cá. Có thể thay vì dùng phụ liệu là các loại các thì bạn có thể sử dụng đất sét để làm phụ liệu cũng rất tốt, bởi đất sét rất nặng và lại có khả năng kết dính cực tốt.

3. Hiệu lực của mồi bả

Ở những khu vực có dòng chảy mạnh thì các loại mồi bả buộc phải có khả năng kết dính và trọng lượng tốt, đủ đẻ nó có thể chìm xuống đáy nhanh chóng và tạo một vùng bả mồi thật tốt và lâu. Tuy nhiên, nếu câu ở những nước tĩnh thì những yêu cầu này sẽ hoàn toàn là bất lợi cho buổi đi câu của bạn, bởi để đợi mồi rã hết thì mất rất nhiều thời gian. Và ngoài ra, ở những khu vực nước tĩnh thì dưới đáy nước toàn là bùn, sỏi đá, lúc này thì ném cục mồi bả xuống đáy kiểu gì cũng bị chìm vào trong đó.
Đọc thêm: Cách làm cho cá thấy mồi khi câu đáy
Chính vì thế mồi bả sử dụng ở vùng nước tĩnh phải là mồi bả có hiệu lực càng nhanh càng tốt, tức nó có thể tan ra ngay khi vừa xuống tới đáy nước, để tạo thành một thảm thức ăn tốt cho điểm câu.

(Còn tiếp)

Cách làm cho cá thấy mồi khi câu đáy

Câu đáy luôn có 1 nổi lo mà cần thủ nào cũng gặp phải, đó là làm sao cho cá thấy mồi khi câu đáy? Nhưng làm thế nào để làm cho mồi câu không bị lẫn lộn trong bùn, lá cây mục hay các loại thực bì… Không phải là kỹ thuật gì quá cao siêu, nó chỉ là 1 thủ thuật sơ đẳng nhưng đã rất nhiều người thành công “khó ngờ”, chi phí để phục vụ kỹ thuật này cũng chẳng tốn kém gì.

Cách làm cho cá thấy mồi khi câu đáy

Thẻo câu sử dụng

Thẻo câu sử dụng trong phương pháp này là loại thẻo chống xoắn hình chữ T, một đầu được buộc vào cước trục, còn đầu kia thì buộc vào vào chì câu, thẻo lưỡi dài khoảng 50cm. Để gắn chì câu vào khoen chữ T, sử dụng một đoạn cước có đường kính chỉ khoảng 0.02mm và dài khoảng từ 20-30cm để buộc viên chì vào khoen. Với các ráp thẻo câu này, khi cá vụt chạy kết hợp với viên chì ghì lại thì lưỡi câu sẽ càng móc vào sâu hơn nữa.

Mẹo với thẻo câu

Đây chính là mẹo cần thiết giúp cá có thể thấy mồi khi câu đáy. Đơn giản thôi, chỉ cần tìm cách xỏ xuyên tâm vào cước thẻo câu 1 viên bi xốp làm bằng polyslylen có đường kính từ 0.5-0.8cm và chèn viên bi  xốp này vào đầu gọng lưỡi. Bởi nếu đặt sai vị trí thì sẽ có những hậu quả như sau:

Cách làm cho cá thấy mồi khi câu đáy

  • Nếu trường hợp chèn bi xốp quá xa gọng lưỡi thì mồi câu sẽ không được viên bi naangd dúng tầm cao và thế là mồi câu lại bị che lấp bởi các vật cạn ở đáy nước.
  • Nếu chèn bi xốp vào ngay chổ uống cong của lưỡi thì nó lại trở thành một trở ngại khi đóng cá. Hoặc khi cá đã ngậm mồi nhưng sẽ lại phun ra bởi cảm thấy có vật lạ, đồng thời lưỡi câu cũng không thể nào móc được vào miệng cá.

Mồi gì dùng hiệu quả?

Câu đáy hiệu quả thì với cá nhân mỗi người có mỗi lựa chọn khác nhau, tuy nhiên, với nhiều cần thủ thì các loại hạt móc kèm theo 1 con giòi hay 1 con giun đất dài khoảng 3-4cm là đẹp nhất. Còn nếu câu các loài cá khác có chủ đích thì có thể sử dụng những loại mồi câu riêng cho từng loại đó.

Cách làm cho cá thấy mồi khi câu đáy

Tuy nhiên, phải chú ý là mồi không được nặng quá khiến cho cục xốp dùng để nổi mồi trở nên vô tác dụng nhé. Vì thế trước khi câu nên móc mồi và thử ở những khu vực nước trong để xem đã OK chưa.

Cách câu và ứng dụng

Đơn giản lắm, phải đóng ngay khi có tín hiệu cá cắn câu, bởi chúng có thể đớp phải cục xốp và nhả ra ngay tức khắc.

Khi mà những kỹ thuật câu thông thường khi đi câu của các bạn không câu được con cá nào thì hãy thử nghĩ đến cách câu này, cách câu giúp các con cá nhận biết được có sự hiện diện của mồi trong nước, có thể bạn sẽ thấy sự khác biệt ngay. 

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống (Phần 3)

Vẫn tiếp tục với Series bài viết về Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống, ở phần 3 này chúng ta sẽ tìm hiểu về các thao tác cần thiết đối với máy câu, mồi câu cá cách chọn những điểm câu phù hợp nhất.

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống (Phần 3)

Thao tác với máy câu

Nếu bạn đã đọc qua ở phần 2, thì với tất cả các thẻo câu yêu cầu đó, việc cần thiết là đường câu phải được thả tự do. Có nghĩa là khi cá mồi di chuyển hay bị cá săn mồi ăn thì dây cước phải tuôn ra mà không gặp phải bất kỳ sự phản kháng nào, bởi các loài cá săn mồi dữ đều rất đa nghi, chúng sẵn sàng bỏ mồi nếu cảm thấy con mồi này không ổn.

1. Với máy câu đứng: Sau khi thả câu, thẻo và đường câu đã nằm đúng vị trí, thì cần chỉ nên căng dây ở mức vừa phải, đồng thời mở vòng quấn dây để thả lỏng đường dây, nhưng nên chú ý quan sát đường câu này, bởi nếu gặp gió lớn thì có thể dây cước sẽ tự động xả nhanh chóng.

Cách thao tác với máy câu

Vì những lý do trên thì các cần thủ đã tìm cách xử lý vấn đề, và các biện pháp để xử lý tình hướng như trên như sau: Có thể sử dụng dây cao su để vòng quanh cần sau đó luồn dây cước vào bên trong nó như ảnh A bên dưới. Hay có thể sử dụng một que kẹp nhỏ cắm xuống đất và kẹp dây cước lại. Và nếu không có cả 2 cách trên thì chỉ cần lấy 1 cục đá nhỏ để chặn dây như hình C.

2. Với máy câu ngang: Với loại máy này thì công việc dễ dàng hơn khá nhiều. Máy câu ngang có một cần điều chỉnh mức độ xả của dây cước, việc của cần thủ chỉ là điều chỉnh độ xả này về mức nhẹ nhất là được, sau đó là bật lại cần xả bộ hãm là xong. Nếu có cá ăn mồi, thì tiếng kêu xè xè từ bộ chứa cuốc tuôn ra sẽ đồng thời báo hiệu cho chúng ta biết.

Mồi câu và cách móc mồi

Để câu các loài cá ăn thịt không phải lúc nào cũng sử dụng một loại mồi câu, bởi các loài cá này ăn mồi tùy vào thời điểm trong năm, với mỗi thời điểm thì có một loại mồi ưa thích hơn các loại mồi khác.

Cách móc mồi câu thì chúng ta có 1 số cách như sau:
  • Sử dụng lưỡi đơn móc khóa 2 mép cá
  • Sử dụng lưỡi đơn móc vào phía sau vây lưng
  • Sử dụng lưỡi ba móc sau vây lưng
Cách móc mồi câu cá sống

Chọn điểm câu

Bởi vì chúng ta đang câu các loài cá ăn thịt săn mồi dữ, đặc tính chung của các loài cá này là luôn mai phục và săn mồi ở những địa điểm kín đáo nhiều chổ trú ẩn. Những vị trí này thường là những nơi có nhiều chướng ngại vật hình thành bởi tự nhiên hay do con người tạo ra, như những hốc đá, cọc cây, các xác tàu thuyến đắm, các trụ cầu, bờ kè…
Ngoài ra, nếu câu tại những khu vực bờ kè hay bờ đê… thì tại những nơi có nguồn nước chảy vào hồ cũng là những địa điểm tuyệt vời để câu cá, bởi tại đây dòng nước được sục rất nhiều dưỡng khí và đồng thời mang nhiều thức ăn từ bên ngoài vào, vì thế cá tập trung tại đây rất nhiều để kiếm ăn.

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống (Phần 2)

Chuẩn bị các thiết bị cần thiết cho kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống là một việc làm cần thiết, bởi kỹ thuật này khá khác với các kỹ thuật câu khác. Các bạn có thể xem lại phần 1 tại đây nhé: Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống.

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống (Phần 2)

Chuẩn bị thẻo câu

Các cần thủ có truyền tai nhau một câu mà ai cũng nằm lòng: “cước nylon dùng để câu cá bass hay cá săng, còn với cá măng thì phải dùng cáp thép”, dù rằng các loài cá này đều là loài cá dữ ăn thịt. Nghe qua thì có vẻ đơn giản, nhưng làm sao để biết ở chổ nào có cá măng chổ nào không? Tuy nhiên cần thủ cũng không cần lo lắng quá về điều này, bởi cá măng là loài phân bố rất rộng, chúng là kẻ điều tiết các hộ dân cư dưới nước. Vì vậy, lựa chọn thẻo câu cáp thép luôn là lựa chọn ưu tiên.

Hiện nay chúng ta có khá nhiều loại thẻo cáp thép, được chế tạo rất tinh xảo nên thực sự rất mềm, mỏng và dẻo dai, cũng như dễ dàng ngụy trang trong nước. Ảnh dưới đây chúng ta có 3 loại thẻo cáp thép:
  • Thẻo cáp thép với 2 lưỡi đôi Ryder
  • Thẻo cáp thép với 2 lưỡi ba
  • Cáp thép chưa xỏ lưỡi

Chọn lưỡi câu

Chúng ta có thể lựa chọn lưỡi câu một cách tùy ý, có thể đó là loại lưỡi đơn, lưỡi kép ryder hay lưỡi ba tùy ý, phụ thuộc vào loài cá mà mình câu. Ngoài ra, kích cỡ lưỡi câu cũng tùy thuộc vào kích thước mồi cá sống, nếu là mồi nhỏ thì chúng ta có thể sử dụng size 10, còn với những con mồi sống to thì có thể sử dụng size 2/0.
Nên đọc: Công thức làm mồi câu cá mè cực hiệu quả

Lắp thẻo với phao câu rê

Đây là cách ráp thông dụng được các cần thủ ưa thích khi câu bằng mồi sống nhất. Với các ráp thẻo và phao này thì mồi cá sống có khả năng di chuyển đến nhiều nơi khác nhau trên khu vực ao hồ hay sông ngòi và hơn nữa, nhờ vào sức đẩy của gió thì phao có thể dễ dàng đưa mồi đến những điểm câu cách xa khu vực quăng mồi và cũng có thể ngoài tầm quăng của bạn.

- Kiểu ráp phao thông dụng: Chỉ cần ráp phao thẳng vào thẻo câu và móc mồi vào đầu lưỡi, thả câu cho mồi có thể tùy ý di chuyển.

Ráp thẻo câu thông thường

- Kiểu Pater Noster: gồm 2 kiểu là cố định hoặc trượt, loại thẻo câu Pater Noster này thường được sử dụng để câu ở những khu vực ao hồ có nhiều loại thủy sinh và đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn cá mồi sống trốn chạy hay giấu mình vào các bụi cây. Bởi lúc này chì câu đã cố định bên dưới đáy nước khiến mồi cá sống bị hạn chế vùng di chuyển và dễ dàng khiến cho các loài cá săn mồi nhìn thấy được.

Kiểu Pater Noster cố định
Kiểu Pater Noster cố định với phao

Kiểu Paster Noster trượt theo đường câu
Kiểu Pater Noster trượt theo đường câu
- Kiểu thẻo cạp chì: Loại thẻo này thì không cần sử dụng kèm với phao, đơn giản chỉ cần một cục chì lớn, thường là loại chì xuyên tâm để khiến những con cá không cảm thấy có sức nặng của cục chì khi bắt đầu đớp mồi. Loại thẻo này thường được sử dụng để câu các loài cá ăn thịt ở tầng đáy.

Kiểu thẻo câu cạp chì

Ngoài ra với kiểu câu này, nếu đáy nước không quá sâu hay chứa toàn bùn đất thì tốt nhất nên thêm một lõi bằng chất xốp hay gì đó thật nhẹ vào trong bụng con cá để làm cho mồi nhẹ đi, sẽ thu hút các loài cá săn mồi hơn…

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống

Đây là một kỹ thuật câu cá đã có từ rất lâu rồi, và cho đến bây giờ vẫn có 2 trường phái đối với kiểu câu này. Một trường phái phản đối vì cho rằng phương pháp câu này mang tính hủy diệt và độc ác, trường phái còn lại thì cho rằng đây là điều tất yếu và cần thiết. Nhưng cho dù thế nào thì dùng mồi cá sống để câu vẫn là một kỹ thuật câu đầy hiệu quả, nhất là với những loài cá ăn thịt.

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống

Kỹ thuật câu bằng mồi cá sống thế này hiện nay không phải dễ dàng để bắt gặp, nhất là ở những khu vực thành thị thì gần như nó đã tuyệt chủng, vì những lý do như không có chổ chứa các loài cá làm mồi. Kiểu câu này sẽ dễ dàng bắt gặp hơn khi về những vùng quê, từ những người lớn tuổi đến các em bé (Có thể gọi là cha truyền con nối).

Tuy nhiên, nếu chỉ như các cần thủ sử dụng kiểu câu mồi cá sống đơn giản như vậy, tức là câu cá theo kiểu là thả câu ngay tại địa điểm đến câu ngay cạnh mép nước là được thì không đạt hiệu quả và cũng không có nhiều điều thú vị về kiểu câu này. Bởi kỹ thuật câu bằng mồi cá sống nói chung có đến 2 cách câu: Ngồi 1 chỗ như đã nói ở trên và kiểu câu lưu động, tức di chuyển nhiều hơn.

Thiết bị câu cần chuẩn bị:

- Cần câu và máy câu: Để câu các loài cá dữ như cá măng, xăng… thì không nhất thiết phải trang bị cho mình một bộ trang bị câu tốn kém và đời mới, mà đơn giản chỉ cần một bộ cần câu, máy câu đơn giản với giá dưới 1.000.000đ là được. Cần câu nên là loại cần câu thụt bằng sợi thủy tinh kết hợp với máy câu đứng có 2 đến 3 bạc đạn là đủ.

- Dây cước câu và phụ kiện khác: Không phải chúng ta đang câu những con cá quá lớn, chính vì thế dây cước câu cũng có thể sử dụng những loại rẻ tiền nhất, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng vừa phải và có thể đảm bảo chiến đấu với mọi tình huống thì nên chọn loại cước tầm trung ẽ tốt hơn.

Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống

Lúc này thì dây cước sử dụng có thể có đường kinhst ừ 0.25 đến 0.3mm và có thể chọn các thương hiệu tùy ý. Có một điều nên lưu ý khi nói đến dây cước câu, thay vì quan tâm đến sức chịu tải của chúng thì cần thủ nên quan tâm đến đường kính của nó hơn, bởi vì các hãng khác nhau thì cùng một đường kính lại có thể có sức chịu tải lớn hơn rất nhiều so với hãng khác.
Nên đọc: Cách làm mồi câu cá tra hiệu quả
- Phao câu cá và chì: Cả phao và chì nên chọn loại hình thoi để tránh bị sức cản của gió lớn, giúp cần thủ có thể quăng xa tốt. Ngoài ra chọn màu sắc thì có thể tùy ý thích của mỗi người, tuy nhiên nên chọn loại chì có màu phù hợp với môi trường nước ở địa điểm câu để đảm bảo ngụy trang tốt hơn trước các loài cá.
Đọc tiếp:
  • Kỹ thuật câu cá bằng mồi cá sống (P.3)

 
Copyright © 2013. Thể thao - All Rights Reserved