Mới nhất
Đang tải...
Home » , , , » 8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 2)

8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 2)

4. Kích cỡ của cục bả

Kích cỡ của cục bả mồi có thể tùy thuộc vào cách bạn đưa mồi đến nơi mong muốn. Một cục bả mồi có thể cho tỏ như quả câu hay có thể to như trái bưởi cũng không vấn đề gì. Tuy nhiên, cục bả mồi chỉ nên ở một kích thước vừa phải sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 2)

Nếu ném mồi bằng tay thì cục mồi bả nên có kích thước bằng 2 bàn tay là hợp lý, với kích thước này, thì khi ném mồi bằng tay thì bạn có thể đạt đến khoảng cách khoảng 10m. Còn nếu trong trường hợp đưa mồi đi xa hơn bằng cách sử dụng ná thun, thì kích thước của mồi bả phải bé hơn, kích thước tốt nhất là nên tương đương với kích thước của túi đựng mồi bả của ná.

Đó là đối với các viên mồi bả to ban đầu để tạo ổ, còn đối với các viên mồi nhắc dùng để ném đều đặn trong buổi câu để giữ chân đàn cá, thì kích cỡ tốt nhất là khoảng trái chanh thôi. Chỉ cần nén lại từng cục bằng tay không cầm cần và ném đi.

5. Nắn mồi

Nói chung về kích thước các cục mồi bả thì gần như các cần thủ sẽ không khác nhau, nhưng ở độ chắc của các cục mồi bả thì với mỗi cần thủ sẽ khác nhau. Thông thường để câu ở các dòng sông có nước chảy, thì các cần thủ sẽ sử dụng mồi bả trộn với đất sét. Tuy nhiên, lý thuyết là thế, nhưng các cần thủ lại làm khác nhau, có những cần thủ khi làm mồi bả đã không siết chặt để tạo ra những cục mồi bả cứng chắc, lúc này khi thả xuống đáy sông thì lập tức chúng rã ra, công cốc!
Chính vì thế, cần phải nắn mồi bả thật kỹ trước khi câu, để đảm bảo độ bền chắc và khả năng rã chậm của nó khi xuống các vùng nước chảy.

Còn với những vũng nước tĩnh, thì khi nắn mồi bả sẽ không cần phải dùng để đất sét đâu, và khi nắn cũng không cần phải quá chặt, mà chỉ cần nắn vừa phải để khi thả mồi xuống thì sẽ không bọ vỡ tung ra trên mặt nước.

6. Vụn bột

Sớm giờ chỉ chú tâm đến tỷ trọng hay độ kết dính cũng như kích cỡ của cục mồi bả… bây giờ là lúc nên chú ý nhiều hơn đến kích thước của hạt bột.

Nếu với mục đích câu các loài cá lớn như chép, trắm, chép tinca… thì bột không được xay ra quá mịn, nhưng tất nhiên cũng không thể sử dụng nguyên cả củ lang hay ổ bánh mì ngâm nước để câu. Các vụn bột trong mồi bả nên vừa phải với các loài cá, vừa đủ để chúng có thể hớp mồi , đừng quá to khiến cho chúng mau no mồi.

7. Màu sắc của mồi bả

Màu sắc của mồi bả tùy vào độ câu mà bạn câu. Ví dụ với hình thức câu đáy thì mồi bả có màu sáng không phải là một ưu điểm khi câu. Mà lúc này thì các loại màu tối như cá phê hay nâu sẽ đem lại kết quả câu tốt hơn là các màu sáng như trắng hay vàng nhạt. Bởi các đàn cá lớn sẽ cảm thấy an toàn với những màu sắc không quá tương phản với màu sắc đáy nước của chúng đang sống.

Ngược lại với hình thức câu đáy, thì hình thức câu lửng mêm sử dụng các loại mồi bả màu sáng hơn, như vàng hay cam chẳng hạn, những màu này sẽ kích thích chúng ăn nhiều hơn.

8. Đặc chủng

Hỗn hợp mồi bả không có hỗn hợp nào là hoàn hảo, bởi vào từng mùa hay tùy từng vùng nước thì cùng một loại cá nhưng chúng lại có những mồi ăn ưa thích khác nhau. Chính vì thế, chọn mồi bả phải phù hợp với loại thức ăn ưa thích tùy vào thời điểm của chúng.

Vì thế, nếu lựa chọn một loại hỗn hợp mồi câu nào đó để câu, thì gần như hỗn hợp bả này chỉ có thể thua hút 1 giống cá mà thôi. Chúng không thể thuyết phục toàn bộ các loài cá khác ăn mồi bả.
Đọc lại: 8 điều cần biết khi xả mồi bả câu cá (Phần 1)
Chia sẻ bài viết Share to Facebook Share to Twitter Email This Pin This

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013. Thể thao - All Rights Reserved