Với một công thức mồi bả vô địch nào đó, bạn đã có cho mình
một loại mồi bả câu cá cực thu hút các loài cá từ các loại hạt, bột từ ngũ cốc, bột vụn
xay nát… Và bước tiếp theo đó là cách xả mồi bả thích ứng với mọi tình huống
câu, nhưng để đạt hiệu quả tốt, có thể nói rằng để mồi bả dụ cá thành công hay
không thì còn phải phụ thuộc vào chất lượng của mồi bả này nữa.
Và chính xác hơn, thì để thành công hơn nữa trong việc tập
trung đàn cá đến điểm câu, thì công thức pha trộn mổi bả không chỉ đơn thuần
như vậy, mà công thức pha trộn phải phụ thuộc vào địa hình câu và điểm câu, như
sau: độ sâu, tốc độ dòng chảy, địa hình của nước, khoảng thời gian dự tính sẽ
câu cá, loại cá muốn câu là gì… và nó còn phụ thuộc cả vào thời điểm câu trong
năm nữa.

Ở bài viết này sẽ nói đến cách xả mồi bả khi câu sông, những
lưu ý này sẽ giúp bạn xả mồi bả tốt hơn và chính xác hơn. Khi câu sông thông
thường thì mồi bả sẽ được vo tròn thành 1 viên to khoảng quả quít hay quả cam…
Độ to thế nào phần lớn tùy thuộc vào kích thước của bàn tay người tạo mồi. Chúng ta sẽ có 8 điều cần biết sau:
1. Tỷ trọng của mồi bả
Đây là lưu ý đầu tiên, ở những khu vực nước chảy, thì nước
chảy càng mạnh và càng sâu thì mồi bả để xả phải càng nặng. Đây là điều bắt buộc
nếu bạn không muốn mình phải di chuyển lên phía thượng dòng để xả mồi bả, và việc xả như thế này cũng không thể kiểm soát được
vị trí mồi bả ở đâu.
Vì vậy, việc cần phải làm là khi viên mồi bả, bạn nên trộn
vào đó một ít cát sông hay đất sét để làm nặng cục mồi bả. Với những phụ liệu
giúp tăng trọng nhanh cho cục mồi bả thế này, thì chẳng mấy chốc sau khi ném xuống
chúng sẽ nằm gọn ở đáy nước nơi bạn thả câu.
Còn nếu câu ở những khu vực nước tĩnh thì việc trộn thêm một
ít đất sét vào là để làm cho mỗi xả ít bị rã ra hơn, điều này làm cho những thứ
có thể ăn với mồi bả sẽ giảm đi, lúc này cá sẽ chưa thể no mồi ngay lập tức được.
2. Khả năng kết dính
Là mồi bả, thì yêu cầu của nó là cần phải rã chậm khi vào nước.
Vì thế, hỗn hợp mồi bả phải có 2 đặc tính: Nặng để giúp chìm nhanh và các thành
phần của bột có thể kết dính với nhau để rã lâu hơn trong nước.
Nếu sử dụng các loại cát sông hay cát biển để làm phụ liệu
giúp tăng trọng lượng của mồi bả, thì laoij có một chướng ngại xảy ra, đó là
chúng sẽ nhanh chóng bị rã ra ngay sau khi xuống nước. Thậm chí, với phụ liệu
là cát thì có thể mồi bả sẽ tan ngay sau khi tiếp xúc mặt nước, lúc này thì chức
năng kết dính của nó sẽ không còn tác dụng.
Vì thế, khi câu ở những vùng nước chảy mạnh, để có một buổi
câu thành công thì bạn chắc chắn phải tạo cho mình được một ổ mồi câu thật tốt
với 2 yêu cầu cơ bản là kết dính và nặng, để có thể chiujd dựng những cú rỉa mồi
của các loài cá. Có thể thay vì dùng phụ liệu là các loại các thì bạn có thể sử
dụng đất sét để làm phụ liệu cũng rất tốt, bởi đất sét rất nặng và lại có khả
năng kết dính cực tốt.
3. Hiệu lực của mồi bả
Ở những khu vực có dòng chảy mạnh thì các loại mồi bả buộc
phải có khả năng kết dính và trọng lượng tốt, đủ đẻ nó có thể chìm xuống đáy
nhanh chóng và tạo một vùng bả mồi thật tốt và lâu. Tuy nhiên, nếu câu ở những
nước tĩnh thì những yêu cầu này sẽ hoàn toàn là bất lợi cho buổi đi câu của bạn,
bởi để đợi mồi rã hết thì mất rất nhiều thời gian. Và ngoài ra, ở những khu vực
nước tĩnh thì dưới đáy nước toàn là bùn, sỏi đá, lúc này thì ném cục mồi bả xuống
đáy kiểu gì cũng bị chìm vào trong đó.
Đọc thêm: Cách làm cho cá thấy mồi khi câu đáy
Chính vì thế mồi bả sử dụng ở vùng nước tĩnh phải là mồi bả
có hiệu lực càng nhanh càng tốt, tức nó có thể tan ra ngay khi vừa xuống tới
đáy nước, để tạo thành một thảm thức ăn tốt cho điểm câu.
(Còn tiếp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét